Tổng hợp 8 mục tiêu là gì tốt nhất, đừng bỏ qua

Qua bài viết này mvatoi.com.vn xin chia sẻ với các bạn thông tin và kiến thức về mục tiêu là gì hay nhất và đầy đủ nhất

Mục tiêu là gì? Làm sao để xác định mục tiêu? Mục tiêu của cá nhân, của doanh nghiệp có khác nhau trong cách thiết lập không?… Đây là những vấn đề tồn tại hiện hữu khi xác định mục tiêu. Xoay quanh vấn đề xác định mục tiêu, HieuLuat cung cấp cho bạn đọc những thông tin cơ bản để bạn cân nhắc áp dụng trong cuộc sống, công việc, học tập.

1. Mục tiêu là gì? Phân loại mục tiêu thế nào?

Mục tiêu là từ quen thuộc được sử dụng trong đời sống, tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ định nghĩa về mục tiêu, cách phân loại cũng như ý nghĩa của việc đặt ra mục tiêu.

1.1 Mục tiêu là gì?

– Nhìn từ góc độ pháp lý, mục tiêu không được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật. Vì thế, để định nghĩa mục tiêu là gì, có thể sẽ cần nhìn nhận từ các góc độ khác.

Mở rộng hơn, mục tiêu đối với cuộc sống, công việc, nghiên cứu thì có thể được hiểu là một tập hợp những mong muốn/nguyện vọng của cá nhân, tập thể, cơ quan, tổ chức, cộng đồng…về bất kỳ lĩnh vực nào khác. Những mong muốn, nguyện vọng này đã được lập kế hoạch, thực hiện/cam kết thực hiện bởi chủ thể.

Thông qua góc nhìn của từng cá nhân thì mục tiêu có thể là những kết quả mà mỗi cá nhân mong muốn đạt được, đồng thời, những kết quả này đã được cá nhân hoạch định, lên kế hoạch cho các bước thực hiện và được cá nhân thực hiện/cam kết thực hiện sau khi đã hoạch định.

=> Có thể thấy, dù là hiểu theo nghĩa rộng hay theo nghĩa hẹp thì mục tiêu đều cho thấy nó là những kết quả, mong muốn tại tương lai mà chủ thể đặt ra mục tiêu hi vọng sẽ đạt được. Đồng thời, chủ thể đặt ra mục tiêu đã lập kế hoạch, thực hiện theo kế hoạch/cam kết thực hiện theo kế hoạch để đạt được các mục tiêu đó.

– Một số đặc điểm dễ thấy của mục tiêu như sau:

+ Là những mong muốn/kết quả (có thể) diễn ra ở thì tương lai;

+ Mục tiêu thường phải rõ ràng, cụ thể; mục tiêu không phải là những ước muốn vô hình, không định lượng, không hình dung được;

+ Hầu hết mọi mục tiêu đều có thể được hình dung, được định hình cụ thể, được chủ thể lập kế hoạch cho từng bước thực hiện;

+ Chủ thể của mục tiêu có thể thực hiện hoặc cam kết thực hiện: Việc thực hiện mục tiêu có thể được diễn ra hoặc được chủ thể cam kết thực hiện theo các bước đã được lên kế hoạch sẵn;

+ Mục tiêu có thể đạt được hoặc không đạt được hoặc đạt được không đầy đủ như mong muốn.

1.2 Có bao nhiêu loại mục tiêu?

Một là, nếu căn cứ thời gian thực hiện mục tiêu thì mục tiêu có thể được phân thành 3 loại sau:

– Mục tiêu ngắn hạn: Là những mục tiêu được chủ thể hoàn thành trong một thời gian ngắn. Mức độ dài, ngắn, trung bình của mục tiêu sẽ tùy thuộc cụ thể vào những mục tiêu mà chủ thể có;

Ví dụ: Mục tiêu tốt nghiệp đại học với tấm bằng loại giỏi của sinh viên năm 2; Mục tiêu hoàn thành khóa học tiếng anh giao tiếp của cá nhân; hoặc có thể là mục tiêu xuất được lô hàng trước thời hạn 1 tháng của một doanh nghiệp may mặc…

– Mục tiêu trung hạn: Là những mục tiêu mà chủ thể thực hiện/cam kết thực hiện, hoàn thành trong khoảng thời gian dài hơn mục tiêu ngắn hạn và ngắn hơn mục tiêu dài hạn;

Ví dụ: Trong khoảng 3 năm, doanh nghiệp A đặt ra mục tiêu phải có mạng lưới bán lẻ phủ khắp đất nước Việt Nam; Hoặc cá nhân có mục tiêu trong 2 năm phải hoàn thành khóa học thạc sĩ về luật,…

– Mục tiêu dài hạn: Là những mục tiêu mà chủ thể thực hiện/cam kết thực hiện, hoàn thành trong khoảng thời gian dài (có thể là trên 5 năm) kể từ thời điểm bắt đầu thực hiện;

Ví dụ: Tỉnh A phấn đấu trong 10 năm tới sẽ giảm tỉ lệ hộ nghèo xuống còn 0,3%; Hoặc Huyện B đặt ra mục tiêu hoàn thành xây dựng cơ bản trong vòng 6 năm tới; Cô B đặt ra mục tiêu phải đưa sản phẩm nông nghiệp của doanh nghiệp tư nhân do mình làm chủ sang thị trường châu Âu sớm nhất là 5 năm tới,…

=> Đây là cách phân loại mục tiêu thông dụng, đơn giản nhất được nhiều người sử dụng.

Hai là, nếu căn cứ vào chủ thể đặt ra mục tiêu thì mục tiêu có thể được phân loại thành:

+ Mục tiêu cá nhân: Là những mục tiêu của riêng cá nhân trong một tập thể (tập thể có thể là doanh nghiệp, lớp học, cộng đồng…)

+ Mục tiêu tập thể: Là mục tiêu chung của những cá nhân trong tập thể đó;

Ba là, nếu phân loại theo cấp bậc thì mục tiêu có thể bao gồm

+ Mục tiêu đơn giản: Là những mục tiêu dễ dàng đạt được bằng khả năng của chủ thể;

+ Mục tiêu phức tạp: Là những mục tiêu có nội dung phức tạp và chủ thể khó có thể hoàn thành hoặc hoàn thành một cách rất khó khăn, gian khổ;

Ngoài ra, còn rất nhiều cách phân loại khác, tùy thuộc từng hoàn cảnh, từn chủ thể đặt mục tiêu, ý nghĩa của việc đặt ra mục tiêu mà cách phân loại mục tiêu cũng có sự khác biệt.

1.3 Ý nghĩa của việc đặt ra mục tiêu là gì?

Bên cạnh hiểu mục tiêu là gì thì ý nghĩa của việc đặt ra mục tiêu cũng giúp chủ thể có thể chủ động hơn trong cuộc sống, công việc, học tập. Việc đặt ra mục tiêu mang rất nhiều ý nghĩa trong cuộc sống, học tập, làm việc. Dựa trên những lợi ích mà việc đặt ra mục tiêu mang lại, có thể liệt kê một số ý nghĩa của mục tiêu như:

– Mục tiêu mang ý nghĩa là quá trình thực hiện các mong muốn, nhu cầu của cá nhân, tập thể;

– Đặt ra mục tiêu giúp chủ thể quản lý được thời gian, tiết kiệm công sức, phân bổ nguồn lực hợp lý và đánh giá được năng suất, hiệu quả làm việc được chính xác, đúng đắn, nhất quán hơn;

– Đặt ra mục tiêu cũng là cách tạo động lực để chủ thể có thể hoàn thành tốt công việc đúng thời hạn đã được ấn định;

2. Mục tiêu và mục đích có khác nhau không?

Thực tế cho thấy, mục tiêu và mục đích dễ bị nhầm lẫn bởi những đặc điểm vốn có của mình. Để phân biệt mục tiêu, mục đích có thể dựa trên những tiêu chí sau đây:

3. Tại sao cần phải có mục tiêu? Xác định mục tiêu thế nào?

Sau khi đã hiểu mục tiêu là gì, chủ thể thường sẽ tư duy đến cách xác định mục tiêu và tại sao lại cần phải đặt ra những mục tiêu.

3.1 Tại sao cần phải có mục tiêu?

Chúng tôi hướng nhiều hơn về ý nghĩa mục tiêu là theo đuổi quá trình của điểm đến. Theo tư duy này, có thể trả lời cho câu hỏi tại sao cần phải có mục tiêu, một số lý do cụ thể như sau:

– Mục tiêu là thước đo của năng lực: Mức độ hoàn thành mục tiêu, mức độ hoàn thành các tiêu chí, tiêu chuẩn của mục tiêu khẳng định được năng lực của chủ thể. Hoàn thành trước hạn, chất lượng, kết quả tốt…thể hiện năng lực, trách nhiệm của chủ thể trong cuộc sống, công việc, học tập. Đương nhiên, điều kiện để đánh giá đúng năng lực của chủ thể là việc đặt mục tiêu là phù hợp, đúng đắn;

– Mục tiêu giúp chủ thể nâng cao trình độ, khả năng: Khi thực hiện, hoàn thành các mục tiêu, chủ thể có thể tìm ra những thế mạnh, điểm yếu của mình, từ đó, có các cách khắc phục để nâng cao trình độ, năng lực, khả năng của mình trong một lĩnh vực cụ thể;

– Mục tiêu giúp định hình ước muốn, định hình mục đích cụ thể của cá nhân, tập thể: Khi mục tiêu được thực hiện/hoàn thành tốt sẽ giúp chủ thể có căn cứ/đánh giá khách quan trong quá trình tiếp cận, đạt dược mục đích của mình. Với cá nhân, mỗi mục tiêu hoàn thành là con đường đạt được ước muốn/lý tưởng của họ cũng được rút ngắn hơn 1 đoạn;

– Mục tiêu giúp chủ thể linh hoạt trong các lựa chọn: Khi hoàn thành mỗi mục tiêu, chủ thể có thể có nhiều lựa chọn hơn trong công việc, cuộc sống, học tập cũng như thiết lập, xác định, mở rộng/thu hẹp, thậm chí là thay đổi mục đích, ước mơ của mình.

Có thể thấy, mục tiêu càng bám sát khả năng, ước muốn thì chủ thể càng có nhiều cơ hội để đạt được mục đích, thực hiện được mong ước, lý tưởng của mình.

3.2 Cách xác định mục tiêu thế nào?

Như chúng tôi đã phân tích, mục tiêu là những gì có thể đánh giá, nhìn thấy được, có tiêu chí cụ thể để định lượng. Xuất phát từ ý nghĩa đó, khi xác định mục tiêu, chủ thể cần lưu ý đến một số tiêu chí sau đây:

– Cần xác định mục tiêu theo khả năng của mình: Xác định mục tiêu không nên vượt quá khả năng, năng lực, tầm kiểm soát của mình. Những mục tiêu mang tính rủi ro cao mà không được hoạch định, thiết lập kế hoạch cụ thể, rõ ràng thì tính khả thi của mục tiêu sẽ không cao;

– Đánh giá mục tiêu toàn diện nhất có thể: Tức có thể đánh giá ưu, nhược điểm, đặt mục tiêu trong mối tương quan với hoàn cảnh, chủ thể và các yếu tố có thể tác động;

– Mục tiêu phải được xác định rõ ràng, không mang tính chung chung, không định hình và không có tiêu chí đánh giá cụ thể: Mục tiêu càng được xác định rõ ràng, cụ thể thì khả năng thực hiện càng cao.

Mục tiêu có thể đo lường cụ thể là những mục tiêu mang tính khả thi cao, đồng thời, giúp chủ thể có được định hướng rõ ràng để hoàn thành các mục tiêu đó;

– Mục tiêu phải được phân loại cụ thể: Việc phân loại mục tiêu giúp chủ thể xác định rõ ràng thời gian/thời điểm hoàn thành, từ đó, phân bổ nguồn lực phù hợp.

– Mục tiêu cần phải có thời hạn hoàn thành cụ thể: Thời hạn hoàn thành chính là một trong những tiêu chí để đánh giá mức độ hoàn thành mục tiêu. Nếu không có thời hạn hoàn thành thì đó có thể chưa phải là mục tiêu mà chỉ là những mong muốn không xác định của chủ thể.

muc tieu la gi

4. Thiết lập mục tiêu bằng cách nào?

Cách thiết lập mục tiêu (hoạch định/lập kế hoạch để thực hiện mục tiêu) là các công việc/các bước cụ thể cần thực hiện sau khi chủ thể đã xác định được mục tiêu của mình. Việc thiết lập mục tiêu thường được thực hiện trước khi thực hiện mục tiêu và có thể được sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh trong quá trình thực hiện.

Việc thiết lập mục tiêu có thể được thực hiện thông qua các bước sau:

Bước 1: Xác định chính xác, cụ thể, rõ ràng mục tiêu

Bước 2: Thiết lập quy trình thực hiện mục tiêu

+ Xác định từng bước thực hiện mục tiêu, tiêu chí đánh giá cho từng bước đã được thiết lập đó;

+ Lường trước, đánh giá và đưa ra phương án xử lý/kiểm soát rủi ro xuyên suốt quá trình thực hiện mục tiêu;

+ Theo dõi, đánh giá việc thực hiện mục tiêu theo từng giai đoạn và trong tổng thể để có những điều chỉnh, thay đổi nhanh chóng, kịp thời;

Bước 3: Thực hiện theo quy trình đã được thiết lập

Chủ thể thực hiện mục tiêu theo từng bước/quy trình đã được thiết lập trước đó. Cần lưu ý, việc thực hiện mục tiêu nên là liên tục, xuyên suốt, kiên trì để tránh trường hợp phải hủy bỏ, thay đổi mục tiêu trong khi mục tiêu vẫn phù hợp với chủ thể.

Bước 4: Đánh giá, so sánh việc hoàn thành mục tiêu

– Để rút kinh nghiệm, nâng cao khả năng, trình độ của chủ thể thì sau khi hoàn thành mỗi mục tiêu, chủ thể cần đánh giá, so sánh mức độ, chất lượng mục tiêu đó trong tổng thể nhu cầu của mình hoặc so với các mục tiêu khác cùng loại.

– Đánh giá, so sánh mục tiêu cũng là cách để chủ thể có thể tìm ra những ưu điểm, nhược điểm trong quá trình thực hiện, từ đó, có thể cải thiện hoặc nâng cao năng suất hoặc thay đổi nguồn lực để hoàn thành cho phù hợp.

– Mặt khác, đánh giá, so sánh việc hoàn thành mục tiêu của chủ thể cũng chính là cách để đánh giá, phân loại năng lực của chủ thể.

5. Quản lý mục tiêu trong doanh nghiệp là quản lý những gì?

Đối với các doanh nghiệp, việc quản lý mục tiêu mang rất nhiều ý nghĩa. Quản lý mục tiêu doanh nghiệp mang một vài ý nghĩa chính như giúp cụ thể hóa, phân bổ được các nguồn lực thực hiện cũng như quản trị rủi ro hiệu quả. Từ đó, phần nào đánh giá được năng lực, khả năng, vị thế của doanh nghiệp đó cũng như đạt mục đích gia tăng lợi nhuận.

Xuất phát từ việc xác định, thiết lập, thực hiện mục tiêu, việc quản lý mục tiêu trong doanh nghiệp sẽ bao gồm quản lý toàn bộ quá trình để hoàn thành mục tiêu đó. Thông thường, quản lý mục tiêu trong doanh nghiệp bao gồm những vấn đề/nội dung sau đây:

– Quản lý về thời gian hoàn thành mục tiêu: Đây là nội dung quản lý rất quan trọng, nó đánh giá năng suất, chất lượng hoàn thành mục tiêu của doanh nghiệp. Thường xuyên theo dõi, kiểm tra, đối chiếu thời gian hoàn thành mục tiêu sẽ giúp nhà quản lý có những phương án bổ sung nguồn lực hoặc kéo giãn/tăng tốc thực hiện mục tiêu cho phù hợp;

– Quản lý rủi ro mục tiêu: Trong thời gian hoàn thành mục tiêu có thể phát sinh những rủi ro lường trước được và rủi ro bất ngờ. Việc quản lý/quản trị rủi ro là chìa khóa để đảm bảo việc hoàn thành mục tiêu là chính xác, đúng, kịp thời;

– Quản lý tính nhất quán trong khi thực hiện: Quản lý việc thực hiện mục tiêu là xuyên suốt, nhất quán theo một hướng. Thường xuyên kiểm tra, đánh giá giúp nhà quản lý có thể có những điều chỉnh kịp thời, tránh sai lệch mục tiêu đã định sẵn;

– Quản lý, điều chỉnh những cột mốc/mục tiêu chính: Trong khi hoàn thành mục tiêu, doanh nghiệp thường có những mục tiêu chính, mục tiêu phụ, mục tiêu cần hoàn thành sớm/mục tiêu cần hoàn thành đúng hạn… Do đó, quản lý và điều chỉnh mục tiêu chính cho từng giai đoạn giúp doanh nghiệp hoàn thành mục tiêu hiệu quả hơn;

– Quản lý nguồn lực khi thực hiện mục tiêu: Nguồn lực là nhân tố cốt lõi để hoàn thành mục tiêu đã hoạch định. Vì vậy, quản lý nguồn lực chính là quản lý mức độ hoàn thành của mục tiêu. Thông thường, nguồn lực của doanh nghiệp gồm nhân lực, tài chính, công nghệ, tài sản, cơ hội,…

– Ngoài ra, tùy từng doanh nghiệp, tùy từng giai đoạn thực hiện mà việc quản lý mục tiêu trong doanh nghiệp có thể thêm hoặc bớt một số nội dung khác.

6. Làm gì để đạt được mục tiêu?

Hiểu mục tiêu là gì, cách xác định mục tiêu, cách thiết lập mục tiêu…cũng chưa chắc chủ thể đó có thể đạt được mục tiêu đã đề ra. Để hoàn thành mục tiêu, chủ thể nên tuân thủ một số nguyên tắc sau đây:

– Xác định mục tiêu phù hợp cho từng giai đoạn: Mục tiêu phù hợp không có nghĩa là mục tiêu mang lại lợi ích tối đa nhưng là mục tiêu thỏa mãn tối ưu kỳ vọng, khả năng của chủ thể;

– Kiên trì, nỗ lực, không bỏ cuộc khi thực hiện mục tiêu;

– Linh hoạt trong việc điều chỉnh, thay đổi mục tiêu phù hợp với khả năng, kết quả đạt được cho từng giai đoạn;

– Quản trị rủi ro và quản lý thời gian, nguồn lực kịp thời, hợp lý, hiệu quả;

– Đánh giá nhanh nhạy, đúng đắn những yếu tố tích cực, tiêu cực để hoàn thành mục tiêu;

– Mục tiêu được lựa chọn phải nằm trong khả năng của chủ thể, đối với cá nhân thì nên là những mục tiêu mà cá nhân thực sự mong muốn;

– Chủ thể phải thực sự hiểu rõ bản chất/tính chất của mục tiêu do mình lựa chọn: Chỉ khi hiểu rõ bản chất, tính chất của mục tiêu thì chủ thẻ mới có thể đánh giá được mức độ hoàn thành mục tiêu của mình.

Ngoài ra, còn nhiều những nguyên tắc để cá nhân, tập thể có thể đạt được mục tiêu đã đề ra, chỉ cần mục tiêu là đúng đắn thì dù phương pháp hoàn thành có sai chủ thể vẫn có thể thay đổi, điều chỉnh để đạt được mục tiêu đó.

Như vậy, qua việc hiểu mục tiêu là gì, xác định mục tiêu thế nào, thiết lập/xây dựng quy trình hoàn thành mục tiêu ra sao,…mỗi chủ thể đều sẽ có những tính toán, phương pháp để định hình mục tiêu, thiết lập và thực hiện mục tiêu phù hợp với khả năng của riêng mình.

Top 8 mục tiêu là gì tổng hợp bởi Browserlinux.com

Mục tiêu là gì? Cách đặt mục tiêu trong công việc và cuộc sống

  • Tác giả: fourpennyhouse.com
  • Ngày đăng: 12/27/2022
  • Đánh giá: 4.61 (223 vote)
  • Tóm tắt: Mục tiêu là những ý tưởng nằm trong suy nghĩ hoặc được đề ra thành một kế hoạch cụ thể nào đó của một cá nhân hay tập thể. Trong đó có thời hạn …
  • Khớp với kết quả tìm kiếm: Mục tiêu giúp khẳng định những nỗ lực: Hệ quả của mục tiêu chính là hành động mà khi đã thực hiện thì chắc rằng các bạn sẽ đạt được một điều gì đó. Điều này là sự khẳng định cho mọi nỗ lực mà chúng ta đã cố gắng để thực hiện. Khi nhìn thấy được kết …

Mục tiêu là gì? Ví dụ về mục tiêu

  • Tác giả: luathoangphi.vn
  • Ngày đăng: 07/07/2022
  • Đánh giá: 4.44 (223 vote)
  • Tóm tắt: Mục tiêu là gì? … Mục tiêu là những bước hành động cụ thể để đạt được mục đích. Mục tiêu thường sẽ có thời hạn ngắn và có những công việc cụ thể …
  • Khớp với kết quả tìm kiếm: Bởi mục tiêu là tấm biển chỉ đường tới mục đích nên chúng ta phải biết được hành động nào cần thiết để đạt được mục tiêu đó. Hơn nữa, khi hoàn thành mục tiêu, nếu bạn cảm nhận được mình đang tiến gần tới mục đích hơn, thì chắc chắn bạn đang đi đúng …

Mục tiêu là gì? (và vì sao nhiều người không hạnh phúc với mục tiêu của mình)

  • Tác giả: hoangminhtu.com
  • Ngày đăng: 05/14/2022
  • Đánh giá: 4.2 (206 vote)
  • Tóm tắt: Thường thường, chúng ta hay nghĩ mục tiêu là đích đến để mình đạt được một cái gì đó (thông thường là một cảm xúc nào đó). Kiểu như bạn có mục tiêu là trở thành …
  • Khớp với kết quả tìm kiếm: Vậy nên từ giờ, mỗi khi đặt mục tiêu, hãy hiểu rằng bạn đang yêu thương bản thân mình. Hãy đặt mục tiêu với mục đích mang lại những điều tốt đẹp hơn nữa cho bản thân. Chứ không phải để đạt được một danh hiệu hay sự …

6 bí quyết giúp bạn xác định được mục tiêu để nắm chắc thành công trong cuộc sống

  • Tác giả: voh.com.vn
  • Ngày đăng: 03/19/2023
  • Đánh giá: 4.04 (220 vote)
  • Tóm tắt: Mục tiêu là những ý tưởng, những việc cần làm mà một cá nhân hoặc tổ chức, công ty,… đã vạch rõ để thực hiện nó, qua đó giúp chúng ta đạt được …
  • Khớp với kết quả tìm kiếm: Hãy thường xuyên xem lại các mục tiêu của mình để chắc chắn là bạn không đi sai hướng. Đây là một trong những bước quan trọng không chỉ giúp bạn kiểm tra, sắp xếp công việc theo đúng tiến trình cũng như dự phòng các phương án trong những trường hợp …

Học Nhanh Kỹ Năng Xác Định Mục Tiêu Và Lập Kế Hoạch Chỉ Trong 5 Phút

  • Tác giả: glints.com
  • Ngày đăng: 02/18/2023
  • Đánh giá: 3.94 (567 vote)
  • Tóm tắt: Kỹ năng xác định mục tiêu là khả năng định hướng về những gì bạn muốn đạt được, vạch các bước rõ ràng trong từng giai đoạn. Cũng như nhận thức …
  • Khớp với kết quả tìm kiếm: Hãy thường xuyên xem lại các mục tiêu của mình để chắc chắn là bạn không đi sai hướng. Đây là một trong những bước quan trọng không chỉ giúp bạn kiểm tra, sắp xếp công việc theo đúng tiến trình cũng như dự phòng các phương án trong những trường hợp …

Bản dịch của “mục tiêu” trong Anh là gì?

  • Tác giả: babla.vn
  • Ngày đăng: 02/23/2023
  • Đánh giá: 3.69 (549 vote)
  • Tóm tắt: Nghĩa của “mục tiêu” trong tiếng Anh ; mục tiêu {danh} · volume_up. aim; goal; objective; target ; thuộc mục tiêu {danh} · volume_up. objective ; bay quá mục tiêu { …
  • Khớp với kết quả tìm kiếm: Hãy thường xuyên xem lại các mục tiêu của mình để chắc chắn là bạn không đi sai hướng. Đây là một trong những bước quan trọng không chỉ giúp bạn kiểm tra, sắp xếp công việc theo đúng tiến trình cũng như dự phòng các phương án trong những trường hợp …

Mục tiêu là gì? Vai trò của mục tiêu trong sự nghiệp và đời sống

  • Tác giả: talentbold.com
  • Ngày đăng: 08/26/2022
  • Đánh giá: 3.47 (302 vote)
  • Tóm tắt: 1 – Mục tiêu là gì? … Mục tiêu chính là thành quả mà chúng ta muốn hướng đến. Đó có thể là thăng tiến trong sự nghiệp, là thành tích trong học …
  • Khớp với kết quả tìm kiếm: Mục tiêu chính là thành quả mà chúng ta muốn hướng đến. Đó có thể là thăng tiến trong sự nghiệp, là thành tích trong học tập, là hạnh phúc trong hôn nhân… Mục tiêu của mỗi người có thể khác nhau, nhưng có một điểm chung, đó chính là những mục tiêu …

Mục tiêu là gì? (Cập nhật 2023)

  • Tác giả: accgroup.vn
  • Ngày đăng: 10/25/2022
  • Đánh giá: 3.3 (338 vote)
  • Tóm tắt: Tiêu chí xác định kết quả:
    Ý nghĩa chính:
    Ví dụ:
    Cách thực hiện:
  • Khớp với kết quả tìm kiếm: Mở rộng hơn, mục tiêu đối với cuộc sống, công việc, nghiên cứu thì có thể được hiểu là một tập hợp những mong muốn/nguyện vọng của cá nhân, tập thể, cơ quan, tổ chức, cộng đồng…về bất kỳ lĩnh vực nào khác. Những mong muốn, nguyện vọng này đã được …